Sôi động vùng tam giác Logistics phía Nam thời Covid-19

Theo các chuyên gia, việc phát triển hạ tầng là một trong những ưu tiên cốt lõi để tạo đà tăng trưởng kinh tế. Ngay cả trong giai đoạn cả nước đang chống dịch Covid-19 thì Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng về Logistics.

Ưu tiên phát triển hạ tầng để hồi phục nền kinh tế

Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những tác động trực tiếp và gián tiếp tới kinh tế Việt Nam, gây ảnh hưởng đến GDP và sức cung – cầu của hàng loạt ngành nghề. Trước tình hình này, Chính phủ đã thực hiện những chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ, thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Trong đó, việc phát triển hạ tầng là giải pháp quan trọng giúp kéo giảm chi phí logistics, từ đó tạo sức bật cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt thời gian tới.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, việc đẩy nhanh hơn các dự án hạ tầng như đầu tư cao tốc, sửa chữa sân bay, đầu tư cảng hàng không mới vừa kích cầu, đóng góp cho tăng trưởng trong ngắn hạn, bù đắp các ngành khác ảm đạm, vừa có thể khơi thông nguồn lực, tạo đà cho phát triển trong dài hạn. Từ đó, ngành Logistics Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi sau khi đại dịch này qua đi.

Theo Niên giám thống kê vận tải và logistics Việt Nam, tổng chiều dài đường bộ của Việt Nam là 630.564km nhưng tổng chiều dài các đường cao tốc đang vận hành lại chưa đến 2.000km.

Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công xây dựng sân bay Long Thành được dự kiến là điểm trung chuyển vận tải hàng không trong khu vực. Các trung tâm logistics cũng phát triển nhanh, đặc biệt tại các khu có công nghiệp phát triển như Hải Phòng, Bắc Ninh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Các trung tâm không chỉ phát triển về số lượng, mà diện tích, quy mô hay các trang thiết bị, trình độ quản trị cũng từng bước được nâng cao.

Diện mạo tam giác Logistics phía Nam ngày một rõ nét

Là đầu tàu kinh tế cả nước, các tỉnh khu vực miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ về Logistics, đặc biệt là ở khu vực Đồng Nai. Khảo sát cho thấy hiện có hàng chục công trình hạ tầng lớn đang triển khai trên địa bàn huyện Long Thành sẽ tạo bước đệm cho ngành Logistics phía Nam bứt phá:

Dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đã hoàn tất và thông xe từ năm 2015, có tổng chiều dài 55km, trong đó đoạn đi qua địa bàn tỉnh có chiều dài hơn 40km.

Sôi động vùng tam giác Logistics phía Nam thời Covid-19 - Ảnh 1.

Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây cao tốc huyết mạch kết nối với cao tốc Bắc Nam trong thời gian không xa. Ảnh: P. Tùng- Báo Đồng Nai

Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành với chiều dài 57,8km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỉ đồng.

Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có chiều dài toàn tuyến 99 km, với tổng mức đầu tư điều chỉnh là 12.577,487 tỷ đồng, thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2022.

Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có chiều dài 200km, khi đầu tư đủ tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, bắt đầu tại nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với tổng vốn đầu tư 65.000 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025.

Dự án Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sắp triển khai, có tổng chiều dài 53,7km, chạy song song với tuyến quốc lộ 51.

Sôi động vùng tam giác Logistics phía Nam thời Covid-19 - Ảnh 2.

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng mức đầu tư Dự án là 18.805 tỷ đồng . Nguồn ảnh: Vneconomy

Theo các chuyên gia, với sức bật từ ba nút giao hạ tầng trọng điểm của khu vực là sân bay Quốc tế mới Long Thành/Khu công nghiệp Nhơn Trạch- Cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép – nút giao cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây với QL 51 sẽ tạo nên cục diện tam giác Logistics của cả miền Nam trong tương lai. Đặc biệt là Cảng nước sâu Thị Vải là nơi chiếm khoảng 50% tổng lượng hàng hóa cảng biển của cả nước, sân bay Long Thành là dự án nhà ga hàng không lớn bậc nhất Việt Nam với quy mô 5.000 ha và có công suất chứa 100 triệu hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Sôi động vùng tam giác Logistics phía Nam thời Covid-19 - Ảnh 3.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ tạo bước đệm cho ngành Logistics phía Nam bứt phá

Đánh giá được sức bật từ ba nút hạ tầng trọng điểm của trung tâm Long Thành, Tây Hồ Group phát triển dự án iD Junction sở hữu vị trí đắc địa, nằm ngay tam giác logistics của miền Nam, đến TP.HCM tầm 20 phút; ngược lên Biên Hòa khoảng 30 phút và xuôi xuống Quốc lộ 51 đến TP Vũng Tàu khoảng 70 km. Trong tương lai, vị trí này sẽ kết nối Dầu Giây- Phan Thiết trong năm 2022, tiếp đến là Dầu Giây- Đà Lạt và sau đó là Dầu Giây- Nha Trang.

Là trung tâm liên kết vùng các nút giao thông hạ tầng trọng điểm của khu vực gồm cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và Cảng Thị Vải – Cái Mép, sân bay quốc tế mới, vị trí của ID Junction sẽ được hưởng lợi nhờ sự phát triển các dự án hạ tầng này và là điểm sáng của thị trường bất động sản khu Đông.

Sôi động vùng tam giác Logistics phía Nam thời Covid-19 - Ảnh 4.

Sở hữu vị trí đắt giá ngay ngay tam giác vàng Logistic của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, iD Junction thu hút sự chú ý của nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước

Dự án khu đô thị iD Junction

Nhà phát triển dự án: Tây Hồ Group

Quy hoạch Tổng thể: B+H Canada

Thiết kế kiến trúc: RSP Singapore

Thiết kế kết cấu: Aurecon Australia

Thiết kế cảnh quan: Plandscape Thailand

Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Bất động sản ERA Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư T&A.

Địa chỉ: đường Phạm Văn Đồng, Trung tâm thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Theo Nhịp sống kinh tế